Đâu là mô hình sản xuất điện mặt trời tối ưu cho năm 2021
Thế giới hiện nay đang phải đối mặt với những vấn đề nghiêm trọng từ môi trường do việc khai thác và sử dụng năng lượng than đá, khí đốt. Điều này gây mất cân bằng sinh thái, tầng địa chất bị phá hủy, biến đổi khí hậu, ô nhiễm không khí và nguồn nước.
Bên cạnh đó, nguồn nguyên liệu hóa thạch cũng dần khan hiếm hơn và có chi phí cao. Điện năng lượng mặt trời như một phương pháp thay thế các hình thức sản xuất điện khác, giúp tiết kiệm chi phí, bảo vệ môi trường và giảm tải áp lực lên lưới điện quốc gia.
Năm 2020 – Điện mặt trời phát triển đáng kinh ngạc
Năm 2020 gặp khó khăn toàn diện về kinh tế bởi ảnh hưởng từ đại dịch Covid -19, tác động trực tiếp đến nhu cầu năng lượng trên toàn thế giới. Tại Việt Nam cũng không ngoại lệ, tuy nhiên nhờ vào cơ chế khuyến khích phát triển điện năng lượng mặt trời (Quyết định 13) đã giúp nghành năng lượng tại Việt Nam tăng trưởng. Đây cũng là nguồn năng lượng duy nhất duy trì được mức tăng trưởng dương.
Theo thống kê số liệu của EVN, tính đến ngày 31/12/2020 đã có đến 101.029 công trình điện mặt trời mái nhà được đấu nối với tổng công suất lên đến 9296 MWp, chiếm 25% tổng công suất lắp đặt nguồn điện của hệ thống điện quốc gia. Sản lượng điện mặt trời trong năm 2020 là 10,6 tỷ KWh, trong đó điện mặt trời áp mái đạt 1,15 tỷ kWh.
Đây là một sự khích lệ to lớn trong ngành năng lượng mặt trời nói riêng và ngành năng lượng tái tạo nói chung. Các doanh nghiệp đã hướng về các giá trị cộng đồng, ý thức được việc giảm thiểu tác động đến môi trường, hướng đến năng lượng thân thiện với môi trường.
Không những thế, bài toán kinh tế hiệu quả của điện năng lượng mặt trời được kiểm chứng và nhận được sự quan tâm không chỉ của Chính phủ, doanh nghiệp, ngân hàng mà còn của các chủ đầu tư (Hộ gia đình, sản xuất, thương mại dịch vụ…)
Việt Nam được đánh giá là khu vực tiềm năng để phát triển điện mặt trời, do lợi thế về vị trí địa lý có nhiều bức xạ mặt trời và các chính sách hỗ trợ khuyến khích sử dụng của Nhà nước, tin chắc rằng chúng ta có thể thấy điện năng lượng mặt trời sẽ tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa ở những năm tiếp theo.
Cầu nối giữa năm 2020 và năm 2021 – xuất hiện “điểm nghẽn”
Như đã nêu ở trên, năm 2020 ngành điện năng lượng mặt trời nói chung và điện mặt trời áp mái nói riêng đã tăng trưởng hết sức mạnh mẽ. Tuy nhiên những chính sách so với yêu cầu thực tiễn vẫn chưa theo kịp sự phát triển nhanh chóng bùng nổ trong 2 năm qua.
Đặc biệt khi quyết định số 13 chỉ có hiệu lực đến ngày 31/12/2020. Đây là một điều tiếc nuối với các chủ đầu tư hệ thống điện mặt trời. Nhìn lại khi Quyết định 11 về khuyến khích phát triển điện mặt trời hết hiệu lực, người dân phải chờ 9 tháng để có chính sách mới là Quyết định 13.
Tuy nhiên Quyết định này chỉ có hiệu lực kéo dài trong 7 tháng. Hiện tại, sau Quyết định 13, vẫn chưa có chính sách mới về loại hình, giá mua điện mặt trời áp mái cho hệ thống mới lắp đặt, gây khó khăn và trở ngại cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư.
Bên cạnh đó, Việt Nam vẫn chưa có thị trường bán điện cạnh tranh, nên giá điện vẫn luôn là đề tài nóng, ảnh hưởng đến mô hình đầu tư và phát triển điện năng lượng mặt trời. Chính phủ Việt Nam đang cân nhắc chuyển “chính sách giá bán điện mặt trời ưu đãi cố định” (FIT) sang “đấu thầu cạnh tranh cho các dự án điện mặt trời” để giảm chi phí sản xuất điện.
Chuyên gia cao cấp về năng lượng của Ngân hàng Thế giới – ông Trần Hồng Kỳ đã nhận xét: “Việc đấu thầu giúp lựa chọn dự án minh bạch hơn, mang tính cạnh tranh, đồng thời thu hút được các nhà đầu tư trong nước và quốc tế, do đó chúng ta hy vọng sẽ có một giá điện hợp lý hơn”.
Đi tìm điện mặt trời tối ưu năm 2021
Hai mô hình sản xuất điện mặt trời phổ biến trên thế giới bao gồm Trang trại năng lượng mặt trời (Solar Farm) và điện mặt trời áp mái (Rooftop Solar) . Vậy tại Việt Nam, hai mô hình này có những ưu khuyết điểm nào?
Trang trại năng lượng mặt trời được xây dựng ở các vùng đất chưa sử dụng để thu năng lượng mặt trời. Được vận hành bởi các công ty hoặc nhà đầu tư. Solar Farm tạo ra điện hòa vào lưới điện Quốc gia. Tuy nhiên, mô hình này tốn khá nhiều diện tích đất, trong khi chúng ta có thể khai thác nhiều mục đích khác nhau trên các mảnh đất trống này.
Các trang trại năng lượng thường đặt rất xa khu dân sinh, nên tính ổn định lưới điện thấp, không khả thi để cung cấp điện cho các hộ gia đình vì đường truyền xa, khả năng thất thoát năng lượng cao.
Không những thế, hệ thống này còn tốn thêm chi phí đường truyền. Để thực hiện một dự án, Solar Farm đòi hỏi phải có thêm các chi phí khác như giấy phép đầu tư, chuẩn bị mặt bằng và những khoảng phí phát sinh khác. Nhà đầu tư cần chứng minh dự án khả thi mới có thể quy hoặc và phê duyệt từ Chính Phủ.
Trong khi đó, điện mặt trời áp mái tận dụng không gian mái nhà không sử dụng của các hộ gia đình, doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, trung tâm thương mại, dịch vụ… để lắp đặt hệt thống, không cần phải tốn thêm chi phí chuẩn bị mặt bằng.
Công suất lắp đặt của hệ thống cũng không quá lớn, đa phần là quy mô nhỏ nên có thể tận dụng hệ thống truyền tải có sẵn, thay vì phải đầu tư thêm hệ thống truyền tải. Chính vì những lợi ích này và hiệu quả mang lại của hệ thống mà Nhà nước khuyến khích tối đa để phát triển mô hình này.
Ở thời điểm hiện nay, khi giá điện FIT2 đã hết hạn và FIT 3 có được triển khai hay không thì còn phải tuy thuộc và những nhà hoạch đính chính sách nghiên cứu. Bởi vì giá fit liên quan khá nhiều cơ chế như: đấu thầu, quy hoạch đất.
Những doanh nghiệp trang trại điện mặt trời đang ngóng trông cơ chế mới. Tuy nhiên, Điện mặt trời áp mái mới có thể trở thành tương lai bởi những ưu điểm vượt trội so với các mô hình khác.
Để phát triển mô hình này, ngành điện cần quy hoạch dài hạn về việc phân bổ điện mặt trời áp mái, đặc biệt là nhà xưởng hay các trung tâm thương mại dịch vụ. Cơ quan quản lý nhà nước cũng cần sớm ban hành các tiêu chuẩn thiết bị, lắp đặt để đảm bảo an toàn.
Các chính sách về giá cần phù hợp và ổn định để tạo động lực cho các chủ nhà đầu tư. Vì khi phát triển hệ thống, sẽ giúp giảm tải áp lực lên lưới điện quốc gia và ngăn chặn những hệ thống điện mặt trời áp mái lên lưới không đúng tiêu chuẩn.
Là một trong những doanh nghiệp tiên phong cung cấp các giải pháp năng lượng tái tạo hiệu quả, Công ty HLTSOLAR đã “đặt cược” vào cuộc đua điện mặt trời mái nhà tại Việt Nam và đã thành công vượt mong đợi, khi các hệ thống của Esolars đang từng ngày phủ xanh mái nhà Việt.
Theo công ty cho biết, việc phát triển điện năng lượng mặt trời áp mái đem lại lợi ích to lớn cho Quốc gia, cho doanh nghiệp và các hộ gia đình. Với việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm điện mặt trời áp mái, Esolars.vn luôn đi từng bước bài bản, có kế hoạch và có chiến lược dài hạn để đem đến những giải pháp năng lượng hiệu quả nhất đến khách hàng.
Tuy nhiên thời điểm hiện tại, khi chưa có chính sách mới cho phát triển điện mặt trời áp mái tại Việt Nam, công ty cần phải giải lại bài toán đầu tư để tim ra giải pháp bền vững cho tương lai.
Mong rằng, Nhà nước sẽ có những chính sách hợp lý và kịp thời, giúp các doanh nghiệp chủ động phát triển điện mặt trời áp mái theo hướng ổn định nhất. Mang lại lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội. Tận dụng các ưu điểm của điện mặt trời áp mái như tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí, giảm tại áp lực lên lưới điện quốc gia và bảo vệ môi trường để phát triển.